Coming Spring/Summer Holidays/Say good bye

Nguồn ảnh: bác An Lê gửi tặng

Mùa xuân đang sắp qua đi và mùa hè đang đến,BL chân thành cảm ơn bác An Lê gửi tặng những bức ảnh thiên nhiên (natural photos) tuyệt đẹp , phù hợp với sở thích “pic-nic” của BL.Vì áp lực công việc, và chuẩn bị “enjoy summer holidays”-blog BL tạm thời ngưng hoạt động.-Cám ơn bạn độc đã ghé thăm trang blog.BL sẽ thu xếp viết blog lại khi nào có thể. Chúc bạn đọc một kỳ nghỉ hè vui vẻ,thoải mái,hạnh phúc !

Và mùa hè đang tới với những bông hoa dại vàng rực rỡ:

Mời các bạn thưởng thức “Four seasons” cuả Vivaldi ở đây :

Recycle art-tạo hình nghệ thuật từ rác

Shorten Pencil Art-tác phẩm nghệ thuật từ mẩu bút chì:  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

Tạo hình từ vỏ xe bỏ đi :  

  

 

   

 

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

Nguồn: anh HCQ gửi

Link liên quan :Cuộc thi đắp tượng cát ở Oregon

Thác Bản Giốc

Vẽ trên cơ thể người đẹp

House in Georgia, heart in Vietnam

House in Georgia, heart in Vietnam
By Jim Kavanagh, CNN
April 28, 2010 10:52 a.m. EDT
Decatur, Georgia (CNN) —

The Vietnam War ended with the fall of
Saigon 35 years ago this week, but Hong Nguyen will never surrender.

Nguyen’s story is just one among millions from Vietnam’s tragic war
era, but it’s also one that ultimately resolves in triumph.

Nguyen was a Republic of Vietnam army major stationed in Da Nang when
the port city was bombarded by the enemy North Vietnamese army in late
March 1975. Commanders in Saigon, 380 miles to the south, offered no
guidance or information, he said.

“It was total chaos,” Nguyen, now 74 and living in Decatur, Georgia,
said through an interpreter. “The only thing anyone knew was that
something was wrong. Nobody knew the details, so everyone was on the
run.”

Nguyen gathered up his wife, Que Pham, their seven children and the
family dog and headed for Da Nang’s Tien Sa port, hoping to escape on
a boat. Thousands of others in the city of half a million had the same
idea.

Hong Nguyen, 74, survived 11 years in Vietnamese re-education camps
and moved to the U.S. in 1993.Nine hours later, Nguyen and his family,
along with a few hundred others, were able to board a 500-foot-long
barge. (The dog was left behind.) They managed to push off and row out
into the South China Sea, but it was no sanctuary. Thugs terrorized
the other passengers, taking their cash, jewelry and even clothes.

“They got on with a purpose,” said Nguyen, who lost his sidearm and
uniform to the ruffians.

The refugees drifted for two days and two nights without food or
drinkable water. The thugs killed several people, and others died of
dehydration in what Nguyen’s family calls “the atrocity.”

At last they were rescued by a proper ship, which carried them 295
miles down the coast to Cam Ranh Bay. The next day, they caught
another boat to Vung Tau, where Nguyen ran barefoot across scorching
sand to find rags in which to wrap his children’s feet so they could
make the crossing.

The next day, the family rode the remaining 40 miles overland to
Saigon, where Nguyen reported for duty at the national security
section office.

Despite the chaos up north, it was business as usual for the military
and government for most of April 1975, Nguyen said, even though the
Viet Cong and North Vietnamese army were rapidly advancing southward.

“There was still hope, because the western part of Vietnam was still
stable, and we believed we could establish ourselves there to resist
and defeat the communists,” Nguyen said.

Vietnamese in America
The end of the Vietnam War in April 1975 brought a wave of immigrants
to the United States.
The U.S. Census Bureau didn’t even count people of Vietnamese origin
in the 1970 Census, but in 1980 it counted nearly 262,000. The
Vietnamese population has roughly doubled every 10 years since.
The Census Bureau counted nearly 1.3 million people of Vietnamese
origin in 2004. It was not to be. With the withdrawal of American
troops two years earlier, South Vietnamese forces could not hold off
the communist advance. Saigon fell April 30. The war was over.

Nguyen, suddenly out of work with a wife and seven children to feed,
operated a bicycle taxi for about six weeks. Then an order came for
all officers of the defeated army to report to meetings.

In June 1975, Nguyen and hundreds of thousands of his fellow officers,
intellectuals, religious leaders and others associated with the losing
side were arrested and sent off to communist “re-education camps” for
however long their keepers decided.

Re-educational camp-image:Vietnamese History,LA Library

Nguyen spent the next 11 years being thrust into a series of filthy
camps, subjected to desperate living conditions, intense
indoctrination and hard labor in the jungle heat and mountain cold.
It’s not known how many inmates died from disease or were worked or
starved to death in the camps.

Nguyen’s wife, Que Pham, was left to fend for herself.

“My wife and children barely made a living by selling vegetables at
the flea markets and collecting plastic bags to recycle,” he said.

The government tried to entice detainees’ families to move to remote
settlements in the countryside, but Pham held out.

“These women were hopeless,” Nguyen said. “They had to support
themselves, raise their children, while being taken advantage of and
were left without anything. They were deceived with promises that if
they would go to these ‘new economized places,’ their husbands would
be released early. … It was an empty promise.”

Outside his Georgia home today, Nguyen shows visitors a statue he
fashioned to honor these women’s courage and sacrifice. A small figure
of a woman holds a child next to a live miniature tree.

I wanted to express my feelings for my country. I want to be
recognized as Vietnamese.

–Hong Nguyen
“The communists knew the wives were dedicated to their husbands, but
they wanted the wives to go where they could not survive,” Nguyen
said. They wanted to wipe out a generation and all memory of freedom,
he said.

Nguyen finally was released, and the family reunited in 1986, settling
in Saigon, by now renamed Ho Chi Minh City, where he worked as a
carpenter.

Vietnam’s government has liberalized its social restrictions and
economy since the mid-1980s, according to the CIA World Factbook, and
foreign investment has pumped cash into the country.

Nguyen still despises the communists.

“They use propaganda to improve their image with the American people.
They have no noble intention at all,” he said of Vietnam’s political
leaders. “In Vietnam today, the people are oppressed so much.”

The communists “still have control by taking advantage of capitalists
who supply the money that keeps them in power,” he said.

In 1993, Nguyen and his dependents were allowed to emigrate to the
United States under a program for former prisoners of the regime.

iReport: Share the story of your Vietnam journey

Nguyen, Pham and four of their children flew to Los Angeles,
California. (The three oldest children were not eligible to emigrate
because they no longer were Nguyen’s dependents; two since have
emigrated, and the last is in the process.)

The West Coast was swamped with immigrants, and work was scarce. When
the news came that Atlanta, Georgia, would host the 1996 Summer
Olympic Games, Nguyen knew that meant jobs. The family moved to
Georgia, and the parents soon landed jobs in housekeeping at a
downtown hotel.

Interpreters
Hong Nguyen told his story to CNN through two interpreters: Hanh-Hoa
Nguyen (no relation), the mother of CNN Special Projects Executive
Producer Kim Bui Barnett; and My-Hanh Nguyen, Hong Nguyen’s 19-year-
old granddaughter, a Georgia State University student who immigrated
from Vietnam four years ago.
RELATED TOPICS
Vietnam War
Refugees and Displaced People
Atlanta
“Due to the language barrier, it was very hard,” Nguyen said.
“Completely different culture and way of life. But we are very proud
to say that after only eight months of government help, we were able
to secure jobs and gradually learned to adapt to the new life.”

Pham continued at the hotel for years, gaining the love and respect of
her co-workers. She was even elected “queen” in an in-house contest.
Her husband proudly shows off a photo of her, resplendent in her
traditional Vietnamese gown.

Nguyen moved on to better-paying jobs, first at a furniture factory
and then at an auto parts maker in Atlanta. He retired in 2006.

“Our lives have become quite stable,” he said.

On the front of the family’s immaculate brick ranch home near Atlanta,
Nguyen has cultivated vines into a large map of Vietnam. A Vietnamese
flag flies above it.

In the center of the front lawn, Nguyen built a concrete box
containing a water reservoir, from which elegant lotus flowers rise
every summer.

“The lotus pond is the symbol of Buddhism, the religion that our
family relies on to guide our belief and conduct,” Nguyen says.

The street-facing side of the box shows the silhouettes of two adults,
seven children and a dog looking out to sea in Da Nang. A blood-red
communist hammer-and-sickle smashes half a sunburst symbol of freedom,
while in the opposite corner the letter F for “freedom” holds up the
other half of the sunburst, which resembles the tiara of the Statue of
Liberty.

The side facing the house shows the Olympic rings and several
athletes. Vietnamese words deliver the message, “Stay fit to serve
your country.” It is painted in the yellow and red of the Vietnamese
flag.

“I wanted to express my feelings for my country. I want to be
recognized as Vietnamese,” said Nguyen, a naturalized U.S. citizen. “I
wanted to do something that will remind us of where we came from, how
we Vietnamese had to make the decision to be away from our country
despite our inexpressible feelings toward it.

“This means we have never and will never forget Vietnam and Vietnamese
people, though unfortunately and reluctantly we are apart from them.
We always look out for our country and our people.”

Nguồn: CNN
Ảnh minh họa: BL

Sài gòn-Đài Loan thập niên 1960

Sài Gòn “Hòn Ngọc Viễn Đông”:

Lúc đó Đài Loan “ăn lông ở lỗ”:

Đài Loan

Đài Bắc

Đài Bắc

Đài Bắc rực rỡ ngày nay

Nguồn ảnh Đài Loan: Blog Lê Trung Thành-sinh viên ngành kiến trúc tại Đài Loan

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Midway mở khu triển lãm vĩnh viễn về cuộc di tản 30/04/ 1975

Going to Vietnam for the Fall Saigon 1975

Hàng không mẫu hạm USS Midway trên đường đến Việt Nam tham gia chiến dịch di tản. Lưu ý tất cả chiến đấu cơ trên mẫu hạm được thay thế bằng những chiếc trực trăng. Ảnh : fallofsaigon.org
Phần nghi thức bao gồm lễ thượng kỳ, quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, lễ mặc niệm. Ðây là lần đầu tiên cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên trên một chiến hạm Hoa Kỳ. Trong phần khai mạc khu triển lãm vĩnh viễn có lời phát biểu của các ông Larry Chambers, hạm trưởng USS Midway thời gian 1975, và Vern Jumper chỉ huy trưởng không lực trên mẫu hạm. Một số trong những người tị nạn năm xưa sẽ có mặt và kể lại câu chuyện họ được tàu USS Midway cứu vớt như thế nào. Tiếp sau nghi lễ là một chương trình văn nghệ đặc biệt với các nghệ sĩ Việt Nam. 

Hiện vật đáng chú ý nhất trong khu triển lãm là một chiếc máy bay quan sát O-1 Bird Dog, cùng loại chiếc máy bay mà Thiếu Tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lý Bửng, chở vợ và 5 con, đáp xuống USS Midway hồi năm 1975. Ðây là lần đầu tiên một máy bay không trang bị phương tiện đáp trên mẫu hạm, không có móc ở đuôi để mắc vào dây cáp giữ lại, và do một phi công chưa từng được huấn luyện về kỹ thuật đáp trên tàu, đã thành công trong việc khó khăn này với một máy bay chở quá tải. 

Trả lời phỏng vấn của cựu phi công Lý Bửng trên một tờ báo Việt ngữ ở Mỹ gần đây:  

* Anh bay từ đâu ra hàng không mẫu hạm và vào ngày nào? 

– Tôi bay từ Côn Sơn. Đầu tiên tôi bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn ngày 29-4, rồi từ Côn Sơn bay ra hàng không mẫu hạm ngày 30-4. 

* Anh bay bao lâu thì thấy hàng không mẫu hạm? 

– Khoảng nửa tiếng hay 45 phút thì gặp chiếc USS Midway. 

* Nếu không gặp, máy bay của anh có đủ nhiên liệu bay qua Thái Lan không? 

– Nếu ở sát biên giới Thái Lan thì được, còn ở Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang hay Côn Sơn thì không đủ nhiên liệu bay qua Bangkok. 

* Vậy khi gặp hàng không mẫu hạm, anh làm gì? 

– Tôi xin nó cho mình đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi không có vô tuyến để liên lạc với dưới hàng không mẫu hạm, nên tôi cứ bay vòng vòng xung quanh nó và dùng các phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu mình xin đáp nhưng chẳng thấy dấu hiệu trả lời! Sau đó tôi nghĩ ra cách viết ghi chú cho họ hiểu là tôi xin đáp. 

Đầu tiên tôi cột vào con dao và bay sát con tàu, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn tàu, tưng lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây súng thảy xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P38, bay thật thấp và liệng xuống. Lần này nó không rơi xuống biển. Tôi nhìn thấy một người chạy lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi xuống tàu, được biết khi lượm và đọc ghi chú của tôi, họ chạy ngay lên báo cho hạm trưởng. 

Tôi bay mấy vòng nữa quan sát thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại, lúc đó tôi biết họ đồng ý cho mình xuống. 

* Trên máy bay L-19 anh chở những ai? 

– Máy bay L-19 chỉ có một chỗ cho hoa tiêu, một chỗ cho người quan sát, nhưng tôi “chơi” luôn bảy người là tôi, vợ và năm đứa con. Chính điều này làm người Mỹ rất sợ vì chở quá trọng tải 

Chiến dịch di tản bắt đầu

Chiến dịch di tản bắt đầu. Ảnh : fallofsaigon.org 

Trong buổi họp báo, đứng bên hai tấm hình chụp những người di tản đến tàu Midway, ông McGaugh cho biết bảo tàng viện rất cần có thêm những hình ảnh chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những ngày sau đó của người tị nạn Việt Nam đến định cư ở Hoa Kỳ. Trong dịp này ký giả Nguyễn Tú A đem tới tặng một chiếc máy chữ xách tay hiệu Olivetti mà 35 năm trước ông đã mang theo khi di tản bằng trực thăng đến mẫu hạm Midway. Ông Nguyễn Tú A cũng tự nguyện tham gia vào việc thu thập hình ảnh, tài liệu cho bào tàng viện bằng cách kêu gọi những ai có thể đóng góp, nếu cần biết hỏi thêm chi tiết gì hãy liên lạc với ông qua điện thoại: 714-822-6069 hoặc e-mail: nguyentua@gmail.com. 

Cuộc di tản kết thúc, USS Midway trực chỉ Hoa Kỳ chở theo 105 chiến đấu cơ không quân VNCH. Ảnh : fallofsaigon.org

Cuộc di tản kết thúc, USS Midway trực chỉ Hoa Kỳ chở theo 105 chiến đấu cơ không quân VNCH. Ảnh : fallofsaigon.org
Hàng không mẫu hạm USS Midway (CV-41) được Hải Quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng năm 1945 sau Thế Chiến II, tới 1992 giải ngũ và từ năm 2004 về neo tại cảng San Diego trở hành một bảo tàng viện nổi. Chỉ trong năm đầu tiên, Bảo Tàng Viện USS Midway đã có gần 900,000 khách lên thăm. 

Chiếc máy chữ Olivetti được trao tặng cho Bảo Tàng Viện USS Midway

Chiếc máy chữ Olivetti được trao tặng cho Bảo Tàng Viện USS Midway, trong buổi họp báo của ông Scott McGaugh đại diện Bảo Tàng Viện USS Midway. Ký giả Nguyễn Tú A, bên phải, đã mang theo chiếc máy chữ xách tay kiểu rất quen thuộc này tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước, khi lên trực thăng từ Sài Gòn tới chiến hạm Midway ngày 30 tháng 4, năm 1975.
Ảnh : Hồng Châu/Người Việt 

Hàng không mẫu hạm Midway thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đã cứu vớt và di tản hàng ngàn người Việt tị nạn cộng sản vượt thoát ra biển đông, đưa họ đến Hoa Kỳ bình an vào những ngày cuối của cuộc chiến, trong chiến dịch “ Operation Frequent Wind nay đang cập bến tại tại 910 North Harbor Drive, San Diego, Ca 92101 để chuẩn bị lễ tưởng niệm 30/04/1975”.

Trong chiến tranh Việt Nam, USS Midway có mặt trong những giai đoạn then chốt, lần thứ nhất, năm 1965, khi Hoa Kỳ bắt đầu trực tiếp tham chiến và oanh tạc Bắc Việt, tới Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972, các máy bay của Midway góp phần vào việc thả mìn phong tỏa bờ biển Bắc Việt, năm 1975 trở lại trong “Operation Frequent Wind” và là chiến hạm chính trong Hải đội 76 thi hành cuộc di tản bằng trực thăng từ Sài Gòn. 

Di tản

quân nhân Mỹ chờ lên trực thăng

đồng bào miền Nam khăn gói hoảng loạn

phi trường Tân Sơn Nhất hỗn loạn ngày 30/04/1975

Chen chúc trên chiếc trực thăng

 

 

chờ đến giờ lên tàu di tản

Trực thăng chuẩn bị đưa người di tản ra chiến hạm

Xem thêm hình ảnh buổi lễ tưởng niệm tại đây : 

http://picasaweb.google.com/Hai.Tran18/Midway# 

Nguồn:báo tq-báo Người Việt
BL chú thích
 

Entry liên quan: Xem Video tưởng niệm 30/04/1975 : 

memories of 30/04/1975  

Video Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi!”  

Hình ảnh-Tem thư Sài gòn trước 1975 

Quái hạm Independence 

Em còn nhớ mùa xuân 

Cuộc di dân lịch sử của dân Bắc Việt năm 1954

Bài thơ kỉ niệm

đồng bào miền Nam khăn gói hoảng loạn

Bảo Trân

Cố nén mãi, cũng khôn cầm nước mắt
Dấu mặt vào tay, uất nghẹn trong lòng
“Giã biệt Sài Gòn”. Bật tung tiếng khóc!
Khi con tàu lướt gió, vượt không trung

Ngày ly xứ vừa tròn hai mươi tuổi
Trắng tay không – hành lý bước vào đời
Ngơ ngác quê người, rưng rưng tiếc nuối
Những êm đềm, mộng tưởng đã xa xôi

Giờ chấp nhận nơi này – quê hương mới
Qua bao năm, đất lạ vẫn ngậm ngùi
Mỗi Tháng Tư, sinh nhật về tiếp nối
Thêm một ngày – nước mắt lặng thầm rơi

Sài Gòn – Tháng Tư, chập chùng kỷ niệm
Chẳng thể xóa nhòa, chẳng thể phai phôi!
Gửi nỗi niềm vào những dòng thơ nhỏ
Sài Gòn – Tháng Tư, nhớ mãi, trọn đời…

Entry liên quan:Em còn nhớ mùa xuân

Hình ảnh-tem thư Sài Gòn xưa

Nguồn:Anh HCQ gửi

Một bữa cơm tối của một gia đình nghèo ở Sài Gòn trước 1975

Một người bán hàng rong-bún thịt nướng-BL nhìn hình này nhớ Mẹ quá!

Một người bán hàng rong khoai lang-Nhìn hình này thì BL nhớ chị

Tem thư Sài Gòn

Tem thư Sài Gòn

Tem thư Sài Gòn

Tem thư Sài Gòn

Tem thư Sài Gòn

Tem thư Sài Gòn

Chợ cũ Sài Gòn

Chợ hoa-nhìn hình này thì BL nhớ ..."bồ "cũ ,hic...hic

Khách sạn Caravell-giống khu downtown San Francisco

Không biết tượng ông gì? -Chắclà danh tướng Nguyễn Tri Phương?

Khu hành chính?-Bác nào biết́ chỉ dùm.

Video “Sài Gòn đẹp lắm,sài gòn ơi!”:

Link liên quan :

Tưởng niệm 30/04

Hình ảnh di tản ngày 30/04/1975 với chiến hạm Midway cứu giúp

Vì sao chúng tôi phải bị cuốn hút vào cuộc chiến này?

Trần Kinh Kha

 

Tôi thuộc thế hệ 7X đời cuối. Gia đình tôi có nhiều người ở cả hai bên chiến tuyến. Anh chị tôi đang làm trong ngành nhà nước,và đương nhiên tôi biết nhờ phong bì, tham nhũng mà họ nhanh chóng giàu có.

Tôi từng thăng tiến trong cơ quan nhà nước và rồi bỏ ra đi, vì những thủ đoạn bè phái trong cơ quan. Bạn bè tôi làm trong các cơ quan công quyền cũng vì cái mác nhà nước, tuy đồng lương thì thấp nhưng bổng lộc và thủ đoạn thì nhiều lắm. Tôi thừa hiểu môi trường cơ quan cũng như các quan điểm chính trị, quan điểm quản lý nhà nước…

Ai nói chúng tôi không quan tâm đến lịch sử và chính trị là không đúng. Chúng tôi quan tâm cả chính luận lẫn phiếm luận. Nhưng tôi xin chia sẻ 1 vài quan điểm:

1. Nếu quý vị quan sát kỹ, sẽ thấy một bộ phận không nhỏ trí thức trẻ không tham gia vào những sự kiện nóng bỏng hàng ngày. Thay vào đó, chúng tôi lo kiếm tiền, lo định hướng con cái học hành. Bản thân tôi cũng sang một nước ngoài làm việc rồi cố gắng định cư bên đó.

2. Khi một con người rời khỏi Tổ quốc của họ, bỏ lại truyền thống, dân tộc, tổ tiên, thì thường có 2 lý do:

1. Quyết tâm họ rất lớn; và 2. Họ không thể nào sống được ở Tổ quốc đó.

3. Chúng ta cứ lý luận mãi ở Nhà nước pháp quyền, pháp trị, đa đảng v.v… Nhưng ai cũng thừa biết bản chất Nhà nước là Luật pháp và ngược lại. Ba hình thức của Luật pháp gồm: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp, và Văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng chúng ta quá thừa hiểu Luật đã không đi kịp cuộc sống, thậm chí dùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm nơi lập ra Pháp lệnh để chữa cháy các văn bản Luật chưa ra đời, cũng đã không theo nổi. Trình độ làm Luật, nhân sự làm Luật thiếu và yếu kém.

4. Quý vị đòi dân chủ, có người phỉ báng quá khứ, có người cấp tiến dựa vào Luật để bẻ Luật như TS Cù Huy Hà Vũ… Nhưng chúng tôi thì không. Chúng tôi không dành thời gian hiến kế giải quyết chuyện ngập đường, kẹt xe cho Việt Nam; chúng tôi cũng không mạnh miệng đòi dân chủ hay đòi đa đảng. Vì chúng tôi tự nhận thức, không lý gì chúng tôi phải hy sinh cho đất nước này khi còn có những thành phần, những con người đứng trên cả Luật pháp.

5. Thay vào đó, chúng tôi dành thời gian kiếm tiền, học cho hết bằng cấp và đến một đất nước bình yên để sống cho thế hệ con chúng tôi. Nếu đất nước Việt Nam này có chết, dân tộc Việt Nam này có lầm than thì đó không phải là lỗi của những người chúng tôi. Chưa một dân tộc nào bi thương như dân tộc Việt, có một cuộc chiến tranh ý thức hệ trước 75, có một đời sống sau 75 nặng nề đến như vậy. Những người từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, dù 2 bên chiến tuyến, dù đúng hay sai, phải là những người có trách nhiệm giải quyết những gì đang tồn tại ngày hôm nay. Chúng tôi không có lỗi gì cả, vì chúng tôi sinh sau 1975. Chúng tôi không có lý do gì phải vướng vào những cuộc tranh luận triền miên về ý thức hệ, hay cách mạng màu, nhung, bạo động đang ngập tràn trên các phương tiện truyền thông.

6. Chúng tôi am hiểu, nghiên cứu về lịch sử dân tộc này. Nhưng chúng tôi đang vô cảm. Đúng. Vì chúng tôi chỉ còn 30 năm nữa để phấn đấu cho đời người. Chúng tôi chỉ tin vào Công lý, Quy luật. Chứ không tin vào Đảng phái hay hình thức Nhà nước. Những thế hệ từng cầm súng 2 đầu chiến tuyến nên minh định rõ điều ấy.

7. Nói ngắn gọn: chúng tôi thuộc về một thành phần trí thức có thu nhập, đang bỏ rơi đất nước này. Quý vị có quyền chỉ trích, phỉ báng quan điểm sống của chúng tôi. Nhưng nếu Quý vị muốn hỏi: Vì sao? Thì câu trả lời này, tôi đã nêu ở điều 2.

Nguồn: blog Lê Diễn Đức

Hãy thận trọng nơi công cộng

Lời ngỏ: BL nhận được e-mail này từ BS Anthony-dạo còn hành nghề trong nước, BL cũng hay bị “tai nạn nghề nghiệp “lúc làm thủ thuật cho bệnh nhân. Trong những trường hợp ” mắc nạn”-các bạn hãy bình tĩnh ,thực hiện những bước “cứu nguy” như hướng dẫn trong bức mail này.-BL “clear-thoát khỏi lưỡi hái tử thần” nhờ đã thực hiện các step tương tự.

Mọi người hãy thận trọng,hãy chuyển tới những người bạn biết thông điệp này : 

Thân gửi các bạn,

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là: “Bạn vừa mới nhiễm HIV”… Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính. Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này. Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau: “Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”. Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng 
vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc.

Cách phòng chống HIV khi bị  kim đâm: Xin được chia sẻ cùng mọi người: 

Khi bị giẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:

1) Bạn phải nặn máu ra

2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch 

3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy! Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng.

Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi…

 MN

Bức tường Berlin

Lời ngỏ:Theo ý kiến cá nhân tôi, đây là bài báo tiếng Việt hay nhất năm 2009,mang tầm thời đại, ý nghĩa lịch sử lẫn tính nhân văn.-Tôi đã dịch ra tiếng Anh cho một du học sinh chọn làm topic lớp speech ở Đại học Cal Poly.-Sẽ có một ngày nào đó, bài viết này phải đưa vào giáo khoa phần lịch sử thế giới của Việt Nam.Chúng tôi rất cám ơn nhà báo Huy Đức về bài viết có giá trị này. Tôi biết đã có “chuyện không hay” xảy ra… Mong mọi sóng gió sẽ qua, và những điều tốt đẹp đến với nhà báo Huy Đức. Trân trọng.

Image: Internet

Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.

Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.

Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết những quyền tự do căn bản của con người.

Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

Berlin 1945

Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

Những người lính quân đội Đồng Minh ngã xuống nơi bờ biển Normandy

Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.

Huy Đức

Nguồn:BBC News

Ảnh:BL sưu tập từ “The photos change the world”